KẾ HOẠCH Tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh khử trùng, tiêu độc phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn xã”.
Ngày 29/10/2020

KẾ HOẠCH Tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh khử trùng, tiêu độc phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn xã”.

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ QUỲNH MINH

 
 
 

Số:       /KH-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

            

     Quỳnh Minh, ngày 10 tháng 09 năm 2020

KẾ HOẠCH

Tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh khử trùng, tiêu độc phòng dịch

bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn xã”.

 

Thực hiện Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 07/9/2020 của Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ về việc Tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh khử trùng, tiêu độc phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện”;

Để phòng chống hiệu quả dịch bệnh gia súc, gia cầm, Ủy ban nhân dân xã Quỳnh Minh xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh khử trùng, tiêu độc phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn xã” với những nội dung như sau:

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

  1. Mục đích:

Chủ động ngăn chặn, tiêu diệt vi rút Dịch tả lợn Châu Phi tái phát và các chủng vi rút gây bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm và ngoài môi trường nhằm cắt đứt đường truyền lây của một số loại vi rút gây bệnh.

  1. Yêu cầu:

-Tổ chức thực hiện phải có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi và dịch bệnh gia súc, gia cầm từ xã đến thôn; sự chỉ đạo của UBND xã và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Tổ chức thành chiến dịch rộng khắp trên địa bàn toàn xã, tập trung cao độ từ 20/9/2020 đến 20/10/2020.

-Đảm bảo về kỹ thuật khử trùng, tiêu độc: thực hiện vệ sinh cơ giới trước, khử trùng bằng hoá chất, vôi bột sau; thực hiện phát quang bụi rậm, khơi thông
cống rãnh, kênh mương, thu gom xử lý chất thải, chất độn chuồng; đảm bảo số lần
tiêu
độc, nồng độ hoá chất tiêu độc theo quy định, đảm bảo an toàn cho người, cho gia súc, gia cầm và không làm ô nhiễm môi trường.

-Tập trung khử trùng tiêu độc bằng hóa chất tại chợ An Ký, nhất là điểm bán gia súc, gia cầm sống thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng ngay sau mỗi phiên chợ.

-Tại mỗi điểm, việc sử dụng hóa chất phải đảm bảo sử dụng theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, không sử dụng chồng chéo gây mất tác dụng của thuốc.

II- NỘI DUNG

1-Quy mô, hình thức, thời gian tổ chức:

a-Quy mô, hình thức:

-Quy mô tiêu độc khử trùng gồm: toàn bộ nơi có ổ dịch cũ Dịch tả lợn Châu
Phi, Lỏ mồm long móng, Tai xanh ở lợn, Cúm gia cầm, nơi có nguy cơ cao, khu vực
chợ, n
ơi giết mồ, nơi tập trung, buôn bán gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm,
khu vự
c nơi công cộng, các trang trại, gia trại, chuồng nuôi gia súc, gia
cầm và vùng phụ cận trên địa bàn.

-Ngoài nguồn hóa chất hỗ trợ của tỉnh, Uỷ ban nhân dân xã huy động mọi nguồn lực để mua hoá chất, vôi bột, dụng cụ, huy động nhân lực để tổ chức thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn.

-Đối với trại chăn nuôi lớn, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở ấp trứng gia
cầm, chủ cơ sở lo vật tư, kinh phí, tổ chức thực hiện theo sự giám sát của chính
quyền địa phương và chuyên môn thú y xã.

b -Thời gian thực hiện: Từ ngày 20/9/2020 đến 20/10/2020.

2-Các biện pháp kỹ thuật:

2.1.Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm

- Đối với cơ sở chăn nuôi tập trung:

+Phát quang cây cỏ xung quanh chuồng nuôi, quét dọn thu gom phân, rác để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh;

+Tiêu độc bng hoá chất, vôi bột toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận 1 lần/tuần.

+Vệ sinh, tiêu độc khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm, thức ăn … trước khi ra, vào trại chăn nuôi.

  • Đối với chăn nuôi hộ gia đình:

+Quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm bao gồm cả nơi chăn thả; thu gom phân rác, độn chuồng để đốt hoặc chôn;

+Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực nuôi nhốt và vùng phụ cận 02 lần/tuần hoặc sử dụng vôi bột để rắc mỗi tuần mỗi tuần 01 lần cho vùng phụ cận.

+Vệ sinh sạch sẽ phương tiện, dụng cụ vận chuyển sau mỗi lần vận chuyển.

  • Đối với cơ sở ấp nở gia cầm:

+ Phát quang cây cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, đường ra vào cơ sở ấp, thu gom vỏ trứng sau khi đã ấp nở để tiêu hủy;

+ Phun tiêu độc, rắc vôi bột khử trùng toàn bộ diện tích cơ sở ấp trứng, đường ra vào cơ sở ấp trứng, các phương tiện vận chuyển trứng giống và gia cầm mới ấp nở,...

+Vệ sinh sạch sẽ phương tiện, dụng cụ vận chuyển sau mỗi lần vận chuyển.

2.2.Cơ sở giết m, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật:

  • Nơi nhốt gia súc, gia cầm chờ giết mổ: Sau khi gia súc, gia cầm được đưa đi giết mổ, toàn bộ khu vực nhốt phải được vệ sinh khử trùng;
  • Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh khử trùng trước khi ra khỏi cơ sở, sơ chế, chế biến giết mổ;
  • Nơi giết mổ, sơ chế, chế biến phải được vệ sinh khử trùng thường xuyên sau mỗi ca sản xuất;
  • Định kỳ thực hiện tổng vệ sinh, phát quang cây cỏ, khơi thông cống rãnh, tiêu độc, khử trùng toàn bộ cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến.

2.3.Chợ, địa điểm thu gom, buôn bán động vật sống và sản phẩm động vật:

-Hàng ngày quét dọn vệ sinh và xử lý chất thải rắn trong chợ, địa điểm thu gom bằng biện pháp chôn hoặc đốt; tổ chức phun hóa chất khử trùng khu vực buôn bán, tập kết, thu gom gia súc, gia cầm, lồng nhốt, phương tiện vận chuyển, quầy bán thịt và các vật dụng liên quan khi ra vào và cuối mỗi buổi chợ, phiên thu gom.

  • Định kỳ hàng tuần thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu vực chợ, địa điểm thu gom buôn bán gia súc, gia cầm và khu vực xung quanh.

2.4.Nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm:

Quét dọn, vệ sinh phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh; Phun tiêu độc 01 lần/tuần hoặc rc vôi bột trên các trục đường giao thông.

Kết hợp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm với chiến dịch phun hóa chất phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virut mới Corona gây ra, để không phản ứng phụ làm mất hoặc hạn chế tác dụng của thuốc sát trùng.

2.5.Hóa chất sử dụng:

UBND xã và người chăn nuôi chủ động hóa chất để thực hiện. Hóa chất sử dụng gồm: vôi bột, vôi tôi, nước vôi, xà phòng, nước tẩy rửa; Benkocid hoặc Chlorine và các loại hoá chất khác trong danh mục thuốc thú ý được phép lưu hành, ít độc hại với người, vật nuôi, môi trường; có tính sát trùng nhanh, mạnh, kéo dài, hoạt phổ rộng, tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh. Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và của cơ quan thú ý.

Cách sử dụng vôi:

-Môi trường xung quang khu chăn nuôi, khu vực không thuận lợi cho việc rửa bằng nước. Tiến hành vệ sinh cơ giới và phun đẫm nước, sau đó rắc đẫm, đều và kín bề mặt bằng vôi sống CaO hoặc ủ tơi Ca(OH)2, liều lượng sử dụng thường 20 – 25 kg vôi cho 100m2;

-Khu vực bên trong chuồng nuôi gia súc, gia cầm (thành tường, nền tường đã được láng xi măng hoặc vôi ủ tơi Ca(OH)2 để khử trùng, tỷ lệ dùng để pha loãng là 10% (10 kg vôi tôi pha 100 lít nước), dung dịch vôi sau pha loãng được quét đậm bề mặt nền và thành tường.

Cách sử dụng hóa chất: Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Chú ý: Việc phun hóa chất chỉ được thực hiện sau khi đã vệ sinh cơ giới như quét dọn, thu gom phân rác, cọ rửa sạch, đã khô; không phun hóa chất khi trời mưa; khi trời đang nắng nóng. Chỉ sử dụng vôi sát trùng khu vực bên trong chuồng nuôi trong thời gian để chống chuồng. Người thực hiện khử trùng tiêu độc phải sử dụng bảo hộ lao động phù hợp.

III-TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1-Đ/c Quyên –Công chức địa chính –NN-TL-MT xã, kết hợp với đ/c Xanh Trưởng ban chăn nuôi và thú y xã chủ động cơ sở vật chất, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện “Tháng vệ sinh khử trùng, tiêu độc phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn xã”; tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch báo cáo UBND xã và UBND huyện theo quy định.

2-Đề nghị các Tổ chức, đoàn thể của xã như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Mặt trận TQVN xã: chỉ đạo các Chi hội tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên thực hiện; giao nhiệm vụ cho các Chi hội phối hợp với Trưởng, Phó thôn trực tiếp tham gia thực hiện kế hoạch.

3-Ban Văn hóa - TT, Đài Truyền thanh xã: Tăng cường công tác viết tin bài tuyên truyền, thực hiện đồng bộ, rộng khắp trên địa bàn xã.

4-Đề nghị các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống bệnh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cẩm của xã, cán bộ UBND xã phụ trách thôn bám sát cơ sở thôn chỉ đạo thực hiện.

5-Trưởng, Phó thôn: Tổ chức thông báo Kế hoạch phát động “Tháng vệ sinh khử trùng, tiêu độc phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn xã” của UBND xã, tham mưu cho Ban chi ủy, chi bộ lãnh đạo chỉ đạo, Ban công tác mặt trận tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và toàn thể nhân dân hưởng ứng thực hiện. Tổ chức cho tổ VSMT của thôn và cùng toàn thể nhân dân thực kế hoạch.

Nhận kế hoạch, yêu cầu các Ban, ngành, đoàn thể trong xã, các đồng chí Trưởng thôn, Phó Trưởng thôn khẩn trương triển khai thực hiện./.

 

 Nơi nhận:

- TTr Đảng; HĐND;UBND; UBMT xã;

-Trưởng các ban ngành, đoàn thể xã;

-Các đợn vị có liên quan;

- Lưu : VP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Nguyễn Văn Khiêm

 

 

 


Tổng lượt xem bài viết là: 168
Tổng số điểm của bài viết là: 315 trong 105 đánh giá
Bạn đánh giá:




Tin tức khác